Nhiệt luyện:
– Từ xưa, khi con người biết sử dụng vũ khí như kiếm, đao người ta đã biết nhiệt luyện những vũ khí đó. Như nung kiếm, đao lên nhiệt độ cao rồi đột ngột nhúng vào chất lỏng –> Quenching ( Tôi).

Trong các tác phẩm võ hiệp của Kim Dung chúng ta biết đến Huyết kiếm ( chất lỏng dùng cho quenching là máu). Có những thanh bảo kiếm có thể chém sắt như chém bùn, uy danh thiên hạ như thanh kiếm báu của Việt Vương Câu Tiễn, là cổ vật từ thời Xuân Thu. Nó vẫn sáng bóng và sắc bén sau 2,700 năm.


– Quenching/ Tôi giúp bề mặt kim loại có độ cứng cao, chịu mài mòn tốt.
– Tempering ( Ram): Sau qúa trình Tôi thì xuất hiện nội ứng lực/ ứng suất dư bên trong lõi linh kiện. Yếu tố này làm linh kiện bị ” giòn”, dễ gãy. Do đó cần phải Ram, nhằm cân bằng và ổn định cấu trúc tinh thể, khử nội ứng lực/ ứng suất dư, giúp linh kiện dẻo hơn.


–> Vậy linh kiện sau khi Queching và Tempering có tính chất rất cứng ở bên ngoài và rất dẻo ở bên trong.

Vậy ưu điểm của Tôi, Ram trong môi trường chân không khác trong môi trường không khí thông thường là gì?
1. Linh kiện không bị ô xi hóa –> màu sắc sáng đẹp
2. Độ đồng nhiệt cao –> không bị cong vênh
3. Quy trình xử lý thống nhất –> chất lượng linh kiện đồng nhất
–> Xử lý nhiệt được các loại thép đặc biệt, thép tốc độ cao, mà phương pháp Tôi/ Ram trong không khí không thể thực hiện được.

Dưới đây là hình ảnh so sánh 2 sản phẩm xử lý nhiệt thông thường và xử lý nhiệt chân không.



 

Please follow and like us:

Leave a Reply