1) Hút: Hút sử dụng áp suất khí quyển được tạo ra khi không khí thoát ra khỏi bình chứa. Hút có thể được sử dụng cho hai mục đích: hút và di chuyển các chất và hút các chất ra khỏi một thể tích vật chứa nhất định.

Ứng dụng của hút:

  • Trang thiết bị y tế: điều trị nha khoa, thiết bị hút mỡ…
  • Di chuyển linh kiện điện tử, bản mạch trong các dây chuyền sản xuất.
  • Làm xẹp chăn, gối trên tàu Shinkansen hay phương tiện di chuyển đường dài


2) Thu hồi khí: Các chất độc hại như carbon monoxide, hydrocacbon và dioxin có thể được thu hồi bằng cách sử dụng bơm chân không.

Ứng dụng thu hồi khí:

Thu hồi các chất độc hại như chlorofluorocarbon được sử dụng trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí và carbon monoxide có trong khí thải ô tô.


3) Định hình: Khi một tấm nhựa dẻo được gia nhiệt chuẩn bị phủ lên một cái khuôn, sử dụng bơm chân không để hút không khí giữa tấm nhựa dẻo và khuôn. Kết quả là tấm nhựa dính chặt vào khuôn và nó được định hình theo hình dạng của khuôn mẫu.

Ứng dụng:

  • Khay đựng trứng
  • Hộp đựng thịt, cá, rau, đồ ăn nhanh…
  • Hộp nhựa đựng thuốc.


4) Làm đầy chất lỏng: Không khí bên trong của một vật có thể tích nhất định được hút chân không và chất lỏng sẽ điền đầy vật đó nhờ sự chênh lệch áp suất.

Ứng dụng:

  • Nạp dầu phanh ô tô, xe máy
  • Nạp xì dầu vào các hộp đựng xì dầu nhỏ


5) Nạp khí: Các bóng đèn neon được sử dụng rất nhiều cho việc chiếu sáng thành phố. Và đèn có chứa khí Neon. Khí này được nạp vào bóng đèn nhờ sử dụng chân không.

Ứng dụng:

  • Nạp môi chất làm lạnh cho điều hòa
  • Sản xuất đèn Neon, đèn huỳnh quang.


6) Ngăn chặn ô xi hóa: trong cuộc sống hằng ngày việc ngăn chặn sự ô xi hóa là điều rất cần thiết. Khi một không gian được hút bởi bơm chân không, nó sẽ loại bỏ các phân tử ô xi ra ngoài. Do đó các vật chất được bảo quản trong không gian đó sẽ được bảo vệ tránh quá trình ô xi hóa.

Ứng dụng:

  • Bảo quản thực phẩm ( đóng gói chân không)
  • Tủ chứa quần áo sau khi giặt
  • Bảo quản hoa khô, hoa ép, các mẫu vật cổ…

( Hết phần 1)

Please follow and like us:

Leave a Reply