Đất hiếm và ứng dụng của nó được mệnh danh là “vitamin của nền công nghiệp hiện đại”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Vậy đất hiếm là gì? Liệu đất hiếm có thật sự hiếm? Và người ta ứng dụng chúng như thế nào vào sản xuất và vận hành? Hãy cùng ULVAC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Khái niệm đất hiếm

Cách đây không lâu, báo chí nước ngoài đã đưa tin về việc Trung Quốc có thể sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Việc này khiến truyền thống các nước xôn xao trong một thời gian dài. Vì thiếu hụt đất hiếm gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp nặng, y tế và sản xuất vũ khí.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm tiếng anh gọi là Rare earth, chúng là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Cụ thể, hiện có khoảng 17 nguyên tố đất hiếm như sau:

Xeri (Ce), dysprosi (Dy), erbi (Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), lantan (La), luteti (Lu), neodymi (Nd), praseodymi (Pr), promethi (Pm), samari (Sm), scandi (Sc), terbium (Tb), thuli (Tm), ytterbi (Yb) và yttri (Y).

đất hiếm và ứng dụng quăng đất hiếm  Hình ảnh: Quặng đất hiếm

Không giống như nhiều người nghĩ, đất hiếm thật ra không hề “hiếm”. Ngoại trừ prometi, tất cả chúng đều có trữ lượng dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất. Thậm chí, Xeri có trữ lượng nhiều hơn cả đồng.

Vậy tại sao chúng lại được gọi là “đất hiếm”? Vì chúng phân bố rải rác ở khắp nơi, khó khai thác, khó tách quặng, chi phí đắt đỏ, gây ô nhiễm môi trường… Chính những điều đó đã biến chúng trở thành đất hiếm.

Chúng có thể được tìm thấy ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen.

II. Ứng dụng quan trọng của đất hiếm

Ngoài câu hỏi đất hiếm là gì thì còn một vấn đề nữa mà rất nhiều người thắc mắc: chúng được ứng dụng ra sao? Chúng quan trọng và cần thiết đến mức nào đối với đời sống của con người? Thì câu trả lời chính là chúng quan trọng đến mức không nguyên tố nào có thể thay thế được. Đất hiếm xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực, cụ thể là trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế…

1.    Ứng dụng đất hiếm trong công nghiệp

Chúng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như sau:

đất hiếm và ứng dụng ulvac Hình ảnh: Nam châm vĩnh cửu được làm từ đất hiếm

 

  • Được dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho vô vàn ứng dụng hiện nay. ULVAC tự hào là nhà sản xuất dây chuyền chế tạo nam châm số 1 thế giới cũng như tại Việt Nam. Xin hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miến phí!
  • Sản xuất kính. Đây là ngành công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đất hiếm. Các nguyên tố như cerium, lanthanum và lutetium… thường được sử dụng để tạo màu sắc và đánh bóng bề mặt kính.
  • Góp phần vào hoạt động chế tạo các nam châm ở các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng. Nam châm lại là một phần thiết yếu của ổ đĩa, mô tơ nhỏ, bất cứ thứ loa nào phát ra âm thanh, turbine chạy điện hay máy phát.
  • Giúp chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình.
  • Được làm chất xúc tác ở trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường hiệu quả.
  • Được dùng để làm vật liệu siêu dẫn.
  • Các ion của đất hiếm còn được sử dụng phổ biến như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện.
  • Ứng dụng quan trọng trong công nghệ laser hồng ngoại cho mục đích quân sự.
  • Đặc biệt nó còn có thể được sử dụng để chế tạo cảm biến cho hệ thống tên lửa.
  • Chúng còn được tìm thấy trong các đồ gia dụng để giúp máy tính và điện thoại thông minh nhẹ hơn, nhỏ gọn và hiệu quả hơn rất nhiều.

2.    Ứng dụng trong nông nghiệp

Trong nông nghiệp, đất hiếm thường được dùng để giúp tăng năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng. Thông qua việc đưa chúng vào các chế phẩm phân bón vi lượng. Đất hiếm còn giúp diệt mối mọt trong các cây mục để giúp bảo tồn các di tích lịch sử.

 

3.    Ứng dụng trong y tế

Đây là một trong những ứng dụng quan trọng của đất hiếm. Chúng được dùng để sản xuất các loại thiết bị phẫu thuật, thuốc trị ung thư, máy tạo nhịp tim, thuốc viêm khớp.

đất hiếm và ứng dụng ulvac

Hình ảnh: Máy tạo nhịp tim

II. Trữ lượng đất hiếm toàn cầu và Việt Nam

Theo thống kê của Statistics năm 2021, trữ lượng đất hiếm ở nước ta nằm trong khoảng 22 triệu tấn, chỉ xếp sau Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có phương pháp khai thác hiệu quả cũng như chưa thể xuất khẩu mặt hàng này.

ĐẤT HIẾM VÀ ỨNG DỤNG ULVAC 1

Hình ảnh: Biểu đồ trữ lượng đất hiếm trên toàn thế giới tính đến năm 2021, theo quốc gia (đơn vị 1000 tấn)

1. Tình hình phân bổ trữ lượng đất hiếm tại Việt Nam

Các mỏ đất hiếm gốc và vỏ phong hoá phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc như Nam Nậm Xe, Đông Pao, Yên Phú… Còn đất hiếm trong sa khoáng chủ yếu ở dạng monazit, xenotim hoặc orthit. Dạng đất hiếm này thường xuất hiện trong lục địa hoặc ven biển.

  • Lục địa: Châu Bình, Bản Gió, Pom Lâu – Bản Tằm
  • Ven biển: mỏ Kỳ Ninh, Cát Khánh, Hàm Tân, Cẩm Thượng (Hà Tĩnh), ven bờ biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu…
  • Ngoài ra, còn có các mỏ đất hiếm khác như migmatit chứa khoáng hóa urani hay đới mạch đồng – molipden nhiệt dịch. Chúng phân bố nhiều ở vùng Tây Bắc Việt Nam, cụ thể là ở Lai Châu và Yên Bái nhưng chưa được đánh giá cụ thể.

2. Tiềm năng và khó khăn trong khai thác đất hiếm ở Việt Nam

Ở phần trên, bên cạnh việc giải thích đất hiếm là gì, chúng tôi còn nhắc đến một vấn đề quan trọng khác. Đó là hiện nay nước ta vẫn chưa thể đưa đất hiếm ra xuất khẩu dù đang sở hữu trữ lượng khá lớn. Trung Quốc vẫn đang là quốc gia dẫn đầu trong mảng này. Vậy thì nước ta đang gặp khó khăn gì trong khai thác? Và liệu chúng ta có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp này không?

Chúng ta có tiềm năng, nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi khai thác đất hiếm

  • Tiềm năng:Việt Nam có tài nguyên đất hiếm lớn. Và các mỏ đất hiếm chủ yếu thuộc nhóm nhẹ với điều kiện khai thác khá thuận lợi. Quan trọng nhất, hàm lượng đất hiếm trong các mỏ đều thuộc dạng trung bình và cao
  • Khó khăn: Chúng ta chỉ mới có thể tiến hành các hoạt động khai thác nhỏ. Một phần là do công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu khai thác thủ công. Một phần là do kỹ thuật của ta chưa đủ để chiết lọc quặng thô thành quặng tinh chất. Chính vì vậy mà ta vẫn chưa thể tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên sẵn có.

3. Ô nhiễm môi trường

Mặt khác, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vấn đề hàng đầu. Các quốc gia phải đối mặt khi tiến hành khai thác đất hiếm. Thật nực cười khi đất hiếm vốn được sử dụng để chế tạo các vật liệu thân thiện với môi trường. Nhưng chính quá trình khai thác chúng lại gây ô nhiễm đất, nước và không khí vô cùng nghiêm trọng.
Vậy tổng kết lại, đất hiếm là gì? Đất hiếm chính là khoáng sản chiến lược. Là những nguyên tố quan trọng bậc nhất của tương lai. Vì vậy, ta cần có các chính sách khai thác thật hợp lý. Để tận dụng tốt loại “vàng mười” này vào phát triển đất nước. Đồng thời, đi kèm với khai thác, phải triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm tương ứng.

Mặc dù đất hiếm là một nguyên tố quan trọng. Ứng dụng cao trong công nghiệp cũng như các ngành khác trong cuộc sống. Thế nhưng nếu như khai thác cũng như chế tạo chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con người. Vì vậy hãy đưa ra giải pháp phù hợp nhất trước khi thực hiện. Đừng quên, thường xuyên theo dõi những bài viết tiếp theo của ULVAC để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác bạn nhé.

Hot line hỗ trợ mọi thông tin về nam châm và chân không: 0988 248 567 (Mr Ngọc) hoặc 0936151138 (Ms Hảo)

Please follow and like us: